Mỗi di sản là một câu chuyện, mỗi công trình là một dấu ấn thời gian. Để tiếp nối chuỗi bài viết “Hồn Việt qua từng câu chuyện di sản”, hãy đồng hành cùng Lins Vietnam quay ngược dòng lịch sử khám phá tiếp những công trình kỳ vĩ của Việt Nam.

Tiếp nối cuộc hành trình ấy, không thể bỏ qua Phố cổ Hội An – Cảng giao thương sầm uất bậc nhất vào thế kỉ 17 đến 18, nơi chứa đựng thước phim phát triển của Phố cổ Hội An cổ kính.

Phố cổ Hội An – Di tích lịch sử về cảng giao thương từng sầm uất nhất Việt Nam

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ, là một cảng quốc tế giao thương của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 – 18. 

Dòng chảy lịch sử Hội An 

Từ thời nhà Lê, Phố cổ Hội An được hình thành vào cuối thế kỉ 16 năm 1527. Khi đất nước ta rơi vào tình trạng suy yếu và chia bè rẽ phái, Võ tướng Mạc Đăng Dung đã giành ngôi Lê. Nhưng những người trung thành với nhà Lê đã không đồng thuận bao gồm Nguyễn Kim và và Trịnh Kiểm, đã tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc vào năm 1533. 

Sau khi Nguyễn Kim mất vào năm 1945, Con rể Trịnh Kiểm thay bố vợ nắm giữ quyền điều và đẩy xung đột với nhà Lê đến cao trào. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (con của Nguyễn Kim) tiếp tục điều hành binh sĩ, lui về trấn thủ tại Quảng Nam và phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng quan hệ giao thương với người nước ngoài và phát triển Phố cổ Hội An trở thành cảng quốc tế sầm uất nhất Đông Nam Á. 

Những công trình kiến trúc ghi dấu thời gian ở Phố cổ Hội An

Đặc trưng kiến trúc của Hội An là sự giao thoa giữa nét đẹp truyền thống Việt Nam và kiến trúc nổi bật của Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây.

Đặc điểm kiến trúc tổng thể:

Giữa những dãy nhà cổ phủ màu rêu phong, mái ngói cong vút, và khung gỗ nâu trầm. Hình thức phổ biến nhất là kiểu nhà ống một hoặc hai tầng, mái ngói âm dương, khung gỗ lim hoặc gỗ mít chịu lực, hai bên có tường gạch ngăn cách, mặt tiền hẹp, chiều sâu dài của từng ngồi nhà được thay đổi tùy theo từng con phố tạo nên một bức tranh đa kiến trúc của Phố cổ Hội An.

 Điểm đặc sắc còn được thể hiện qua sự pha trộn giữa nhiều phong cách kiến trúc khác nhau như:

  • Ảnh hưởng Nhật Bản thể hiện qua lối trang trí tối giản, tỉ lệ hài hòa.
  • Kiến trúc Hoa rực rỡ, cầu kỳ trong từng chi tiết cột kèo, mái vòm.
  • Dấu ấn phương Tây, đặc biệt là Pháp, hiện diện nhẹ nhàng qua ô cửa vòm, họa tiết trang trí tường và lan can.

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An

Các công trình nổi bật:

Chùa Cầu (Cầu Nhật Bản) – Biểu tượng triến trúc phố cổ

Nằm bình yên bắc ngang qua nhánh sông nhỏ, Chùa Cầu được xây dựng vào đầu thế kỉ 17 bởi người Nhật. Tuy nhiên, đã thay đổi ít nhiều sau nhiều lần trùng tu bởi người Hoa và người Pháp. Những trang trí mảnh sứ tráng men hay đĩa sứ là biểu tượng đặc trưng kiến trúc thời Nguyễn, thể hiện tinh thần giao thoa kiến trúc Việt – Nhật – Trung – Pháp.

Phố cổ Hội An

Nhà thờ tộc Trần – Dòng họ lớn có công dựng làng từ thời sơ khai

Các nhà thờ tộc Trần có khuôn viên rộng 1500 m² và chịu ảnh hưởng từ kiến trúc của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt nam. Mái nhà dốc lợp ngói âm dương, gian nhà chia làm 2 phần, phần chính để thờ cúng, phần phụ là nơi tiếp đãi khách. Nét giao thoa đặc biệt ấy đã tạo nên một công trình kiến trúc đặc trưng của phố cổ Hội An.

Hội Quán Phúc Kiến – dấu ấn cộng đồng người Hoa

Các hội quán là nơi sinh hoạt cộng đồng Hoa Kiều. Đến nay, vẫn còn tồn tại 5 hội quán lớn như: Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ và Quảng Đông. Trong đó, Hội Quán Phúc Kiến là hội quán lớn nhất.

Công trình kiến trúc của Hội Quán Phúc Kiến được tu sửa lại từ một ngôi chùa bị hư hỏng, do không đủ khả năng sửa chữa nên đã bán lại cho các thương nhân Phúc Kiến vào năm 1759. Công trình có kiến trúc sau tu sửa có hình chữ Tam lần lượt là cổng,sân, tiểu cảnh, hai dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân sau và hậu điện.

Đây vừa là nơi sinh hoạt công đồng, vừa là trung tâm tín ngưỡng – thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần che chở người đi biển. Đây là một trong những chứng tích về vai trò người Hoa cho sự phát triển thần tốc của Hội An.

Giá trị di sản văn hóa sống giữa lòng Miền Trung

Năm 1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là là “Di sản văn hóa thế giới”, là 01 trên 08 Di sản của Việt Nam. Một đô thị cổ được bảo tồn nguyên vẹn nhất khu vực. Không chỉ mang giá trị kiến trúc, nơi đây còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và Phương Tây – một chứng tích điển hình cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa bền vững. 

/HẾT/

Lins Vietnam xin chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đồng hành cùng chuỗi bài viết “Hồn Việt qua từng câu chuyện di sản”. Hành trình khám phá di sản văn hóa vẫn còn nhiều điều hay – cùng đón chờ những câu chuyện tiếp theo nhé!

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại:

Để lại một bình luận