Tọa lạc giữa thiên đường Phú Quốc mộng mơ, nhà tù Phú Quốc hiện lên như những dấu vết đau thương không thể lãng quên. Đây không chỉ là điểm tham quan di tích, mà là nơi để du khách được quay lại quá khứ tàn khốc, trân trọng sự hòa bình hiện hữu. Hãy cùng Lins Vietnam ghé thăm di tích nhà tù Phú Quốc – nơi chứng tích cho cuộc đấu tranh bền bỉ của dân tộc Việt Nam!
Giới thiệu về Nhà Tù Phú Quốc
Ở cực Nam tổ quốc, nơi biển xanh cát trắng bình yên, có tồn tại một di tích đặc biệt – Nhà tù Phú Quốc. Đây không chi là điểm tham quan lịch sử mà còn là minh chứng sống cho những năm tháng đầu tranh đầy gian khổ và hy sinh oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, du khách ghé thăm quan nhà tù Phú Quốc để thấy được những vết tích tàn nhẫn và hiểu hơn về giá trị hòa bình ngày nay.
Nhà tù Phú Quốc ở đâu ?
Ngày nay, nhà tù Phú Quốc nằm trên địa bàn xã An Thới, cực nam của đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Cách trung tâm Dương Đông khoảng 30 km, nơi đây từng được mệnh danh là “Địa ngục trần gian giữa trùng khơi”.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Nhà tù Phú Quốc là nơi giam giữ, tra tấn hàng chục nghìn chiến sĩ cách mạng. Đây là một trong những hệ thống trại giam lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Diện tích và quy mô phân khu
Theo Cục Di sản Văn hóa – Bộ VH-TT-DL Việt Nam, di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc rộng khoảng 400 ha, gồm gần 500 ngôi nhà chia thành 12 khu, trong đó có 2 khu đôi và 10 khu thường. Ở 10 khu thường lại chia ra mỗi khu có 04 phân khu gọi là Khu A, B, C, D khoảng cách giữa các phân khu khoảng 100m. Mỗi phân khu dài 150m, rộng 50m, có 11 ngôi nhà – trong đó có 9 phòng giam kích thước 20m x 5m.
Bên cạnh đó, các nhà giam nơi đây được lát hoàn toàn bằng xi măng, xây mái, tường cao và cửa làm bằng tôn thiếc nhằm ngăn chặn các tù binh tổ chức đào hầm vượt ngục.
Mỗi phân khu được canh gác nghiêm ngặt với 4 vọng gác cố định và 10 vọng gác lưu động. Xung quanh là hệ thống rào kẽm gai chằng chịt 7 -10 lớp, tạo thành một “vành đai trắng” trống trải ngăn tiếp cận và trốn thoát.
Tuy khắc nghiệt là vậy, các tù binh Việt Nam ta ngày ấy đã tổ chức thành công 45 cuộc vượt ngục dưới nhiều hình thức: vượt rào, đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai, đào hầm ngầm…
Các Giai đoạn Lịch sử Nhà Tù Phú Quốc
Thời kỳ Pháp thuộc
Sau khi Trung Hoa Quốc Dân Đảng thua trận, người dân Trung Hoa đã di cư đến đây xây dựng đồn điền, nhà cửa để sinh hoạt. Sau đó, họ đã trở về Đài Loan theo chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Thấy thế, thực dân Pháp đã tận dụng để lập nên trại giam cây Dừa (nhà tù Phú Quốc ngày nay) và giam giữ hơn 14.000 tù binh. Sau hơn 1 năm ở trại, có 99 tù binh tử vong, và 200 người vượt ngục.
Tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genève, Pháp trao trả tù hầu hết binh cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thời kỳ chống Mỹ-Ngụy
Giai đoạn cao điểm 1967–1973, Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở rộng quy mô nhà tù Phú Quốc. Khoảng hơn 40.000 tù binh đã bị dời về và giam giữ tại đây.
Các loại nhục hình, hành hạ tinh thần lẫn thể xác vô cùng tàn bạo, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Nơi đây trở thành “địa ngục trần gian” khét tiếng nhất miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, với ý chí kiên cường, nhiều tù nhân đã tổ chức vượt ngục và tiếp tục tham gia kháng chiến.
Khám Phá Nhà Tù Phú Quốc Hiện Nay – Tái hiện lại những hồi ức đẫm máu
Khi đến khá phá di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc hiện nay, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều khu vực quan trọng, mỗi nơi đến không chỉ là để tham quan, mà còn là chiêm nghiệm lịch sử qua những vết thương quá khứ, tái hiện lại cuộc sống gian khó và tinh thần bất khuất của các chiến sĩ cách mạng.
Phân khu B2
Cho đến nay, phân khu B2 ở nhà tù Phú Quốc là khu vực quan trọng nhất đã được phục dựng gần như nguyên trạng, với mái tôn và tường được xây cao. Nơi mà ánh sáng còn không thể nhìn thấy những chiến sĩ phải chịu những nhục hình man rợ – Nơi địa ngục trần gian.
Khu vực này tái hiện lại nhiều di tích như vọng gác (chòi canh), hàng rào thép gai, cổng trại giam, chuồng cọp kẽm gai và nhà ăn của các tù nhân. Những khu vực này từng là nơi giam giữ và tra tấn các chiến sĩ cách mạng.
Chuồng cọp kẽm gai
Hệ thống chuồng cọp gai là điểm nhấn khiến nhiều du khách ám ảnh. Nằm bên phải cổng phân khu là các chuồng cọp nằm, chuồng cọp ngồi, chuồng cọp nửa thấp nửa cao. Chuồng cọp dài khoảng 2m, rộng khoảng 0,5m, cao khoảng 0,5m, được để ngoài trời
Những lồng sắt chật hẹp tái hiện chân thật cách thức tù binh bị phơi nắng, dầm mưa, tra tấn tinh thần. Các tù nhân ngày ấy phải thay phiên người ngồi, người nằm, nương tựa và che chở cho nhau dưới cái nắng cháy da thịt.
Nhà trưng bày bổ sung di tích
Nơi đây, du khách sẽ được xem các hình ảnh, hiện vật như dụng cụ lao động, đồ dùng cá nhân và các công cụ vượt ngục của các tù nhân. Những câu chuyện đau thương qua lời kể của các cựu tù nhân và các thước phim tài liệu. Từ đó, du khách có thể lắng nghe quá khứ, hiểu hơn về tinh thần đấu tranh và tội ác chiến tranh.
Đài tưởng niệm liệt sĩ tại Đồi Sim
Nằm lặng lẽ trên đỉnh đồi, đài tưởng niệm các liệt sĩ được ôm trọn bởi hàng cây sim tím và cao khoảng 5m. Đây cũng chính là mồ chôn tập thể của hơn 500 chiến sĩ cách mạng sau nhiều lần tra tấn man rợ ở nhà tù Phú Quốc. Ở giữa là hình khối nhọn khoét rỗng với ý nghĩa “những con người ra đi từ nơi ấy”.
Cổng Tiểu đoàn 7 quân cảnh
Là một phần quan trọng của di tích nhà tù Phú Quốc, cổng tiểu đoàn 7 quân cảnh đã được dời vào bên trong cách vị trí ban đầu khoảng 21.5m, cao tầm 4.1m và chiều rộng khoảng 0.85m. Hai trụ cổng đứng cách nhau 5.9m. Sát với trụ cổng bên trái (hướng từ ngoài vào) là bảng trích giới thiệu sơ lược về Tiểu đoàn 7 quân cảnh.
Cổng này từng là nơi các lính canh đứng gác và giám sát các tù nhân.
Nghĩa địa tù binh
Hay còn có tên khác là Nghĩa trang Liệt sĩ Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam. Nơi đây đã chôn cất các chiến sĩ đã chịu đựng và hy sinh trong quá trình giam giữ tại nhà tù Phú Quốc. Biểu tượng nắm đấm giương cao biểu hiện cho tinh thần bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ lâm thời dù có chịu đựng bao nhiêu giục hình cũng không bao giờ gục ngã.
Nhà tù Phú Quốc – Bản hùng ca giữa trùng khơi
Nhà Tù Phú Quốc không chỉ là một di tích lịch sử đau thương, mà còn là bài học nhắc nhở mọi thế hệ về giá trị của hòa bình, tự do và nhân phẩm. Dừng chân tại nơi này, không phải chỉ là tham quan, mà để chiêm nghiệm, tri ân những thước phim đau thương của quá khứ. Cảm ơn đã đồng hành cùng Lins Vietnam trên hành trình khám phá nhà tù Phú Quốc, chiêm nghiệm lịch sử qua những quá khứ đau thường qua bài viết này!
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại:
- Facebook: Lins Vietnam
- Hotline: (+84) 286 276 5458
LINS VIETNAM – Loyalty – Insight – Never stop exploring