Cùng chung nhịp bước vào kỷ nguyên thịnh vượng của dân tộc, thị trường khạch sạn Việt Nam cũng đang chứng kiến sự đổ bộ mạnh mẽ của những thương hiệu đẳng cấp quốc tế, mở ra một giai đoạn phát triển sôi động và cạnh tranh khốc liệt. Với những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng. Hãy cùng Lins Vietnam tìm hiểu những thời cơ vàng để tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Sự xuất hiện các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới
Hàng loạt các tên tuổi lớn đã và đang hiện diện và mở rộng hiện diện tại thị trường khách sạn Việt Nam, góp phần định hình và nâng tầm thị trường khách sạn Việt Nam với những tiêu chuẩn dịch vụ cao cấp và đa dạng.
InterContinental Hotels Group
InterContinental Hotels Group (IHG) được xem là một trong những tập đoàn quốc tế tiên phong đặt dấu ấn tại thị trường khách sạn Việt Nam. Với hơn 6 thương hiệu nổi bật như InterContinental, Crowne Plaza, Holiday Inn, voco, Hotel Indigo và đặc biệt là Regent – dòng siêu sang mới, IHG đang phát triển mạng lưới trải rộng từ thành phố lớn đến điểm đến nghỉ dưỡng.
Chiến lược của IHG tại Việt Nam không chỉ là mở rộng số lượng mà còn nâng cao trải nghiệm bản địa hóa, tôn vinh văn hóa Việt qua thiết kế, ẩm thực và dịch vụ cá nhân hóa. Đây là minh chứng rõ nét cho cách các tập đoàn quốc tế điều chỉnh chiến lược để chinh phục thị trường khách sạn Việt Nam đầy tiềm năng.
Marriott International
Marriott International – tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới – coi thị trường khách sạn Việt Nam là một trọng điểm trong kế hoạch mở rộng tại châu Á. Với hệ sinh thái thương hiệu đa dạng, Marriott đang xây dựng danh mục đầu tư ấn tượng tại Việt Nam, trải dài từ siêu sang đến cao cấp và trung cấp.
Những tên tuổi đẳng cấp như JW Marriott Hanoi – với kiến trúc lấy cảm hứng từ Học viện Quốc Tử Giám – đã trở thành lựa chọn số một cho giới chính khách và sự kiện quốc tế. Le Méridien Saigon mang phong cách Pháp thanh lịch ngay trung tâm TP.HCM, trong khi Sheraton Nha Trang và Sheraton Phu Quoc Grand đang đón khách quốc tế với tiêu chuẩn dịch vụ toàn cầu.
Hyatt Hotels
Hyatt Hotels mang đến cho thị trường khách sạn Việt Nam tinh thần dịch vụ cá nhân hóa và thiết kế hiện đại, chú trọng trải nghiệm địa phương. Điển hình là Park Hyatt Saigon – khách sạn hạng sang bậc nhất TP.HCM, được nhiều tạp chí quốc tế xếp hạng trong top khách sạn tốt nhất châu Á, nhờ không gian kiến trúc thuộc địa Pháp và dịch vụ tinh tế.
Ngoài Park Hyatt, Hyatt Regency Danang Resort and Spa là điểm nghỉ dưỡng ưa chuộng của khách Đông Bắc Á và châu Âu, với không gian villa ven biển và tiện nghi spa hiện đại. Hyatt Regency West Hanoi phục vụ phân khúc công tác và dài ngày, phản ánh sự đa dạng hóa chiến lược tại Việt Nam.
Wyndham Hotel Group
Wyndham Hotel Group nằm trong top những tập đoàn vận hành khách sạn lớn nhất nước Mỹ và khẳng định vị thế ở thị trường khách sạn Việt nam với hơn 15 khách sạn và khu nghỉ dưỡng đang hoạt động hoặc phát triển.
Thế mạnh của Wyndham là tập trung vào phân khúc nghỉ dưỡng ven biển đang bùng nổ, nhất là miền Trung Việt Nam – từ Đà Nẵng, Nha Trang đến Quy Nhơn. Ngoài ra, Wyndham còn hợp tác chặt chẽ với các nhà phát triển địa phương để triển khai mô hình condotel và nghỉ dưỡng quy mô lớn, đóng góp vào sự chuyên nghiệp hóa thị trường.
Accor Group
Đế chế Accor Group là một trong những tập đoàn của Pháp có mạng lưới lớn nhất, đã có mặt tại thị trường khách sạn Việt Nam hơn 20 năm. Khách sạn đầu tiên nằm trong hệ thống Accor xuất hiện tại Việt Nam là Khách sạn Metropole (hiện nay đã đổi thành Sofitel Legend Metropole Hà Nội), cũng là khách sạn đầu tiên vinh dự nhận danh hiệu chứng nhận khách sạn 5 sao từ Tổng cục du lịch.
Cho đến thời điểm hiện tại, có tổng cộng 28 khách sạn được vận hành bởi Accor tại Việt Nam, trải khắp các tỉnh thành từ Nam ra Bắc bao gồm Sofitel (3), Pullman (4), Mercure (5), MGallery (5), Novotel (6) và các khách sạn khác. Họ sẽ tiếp tục và khai phá thêm các điểm mới và tạo động lực cho thị trường khách sạn Việt Nam phát triển đồng đều và bền vững.
Best Western International
Best Western mang đến làn gió mới cho thị trường khách sạn Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc trung – cao cấp. Với dòng Best Western Premier, tập đoàn này đang đầu tư vào những điểm đến mới nổi như Hạ Long, Vũng Tàu, Mũi Né và Bình Thuận – nơi còn nhiều tiềm năng phát triển.
Chiến lược của Best Western là tiếp cận nhóm khách gia đình và khách nội địa muốn trải nghiệm tiêu chuẩn quốc tế với mức giá hợp lý. Việc tham gia của Best Western giúp làm phong phú bức tranh cạnh tranh và tăng lựa chọn chất lượng cho du khách, đồng thời khẳng định thị trường khách sạn Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển.
Thị trường Khách sạn Việt Nam có gì thu hút?
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế như một điểm đến chiến lược tại châu Á. Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng và bề dày văn hóa, thị trường khách sạn Việt Nam còn hấp dẫn nhờ những yếu tố kinh tế – xã hội mang tính nền tảng.
Tăng trưởng ổn định của ngành du lịch
Sau giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, ngành du lịch Việt Nam bứt phá ấn tượng. Năm 2024, Việt Nam đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam. Dự kiến đến cuối 2025, con số này có thể đạt 22 – 23 triệu lượt, phục vụ 120 – 130 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu từ du lịch khoảng 980 – 1.050 nghìn tỷ đồng.
Song song đó, nhu cầu du lịch nội địa vẫn giữ vai trò chủ lực, với hơn 100 triệu lượt khách mỗi năm. Điều này tạo ra nhu cầu lưu trú mạnh mẽ trên toàn quốc, không chỉ ở đô thị lớn mà cả các địa phương ven biển, miền núi và vùng nông thôn.
Sự nổi lên của tầng lớp trung lưu
Theo báo cáo của World Bank, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ chiếm 26% dân số vào năm 2026 – một lực lượng tiêu dùng mới có nhu cầu cao về trải nghiệm chất lượng, dịch vụ tiện nghi và thương hiệu quốc tế.
Điều này lý giải vì sao các tập đoàn khách sạn đẩy mạnh các sản phẩm 4–5 sao và các mô hình nghỉ dưỡng tích hợp – những phân khúc đang có sức hút mạnh với khách nội địa.
Chính sách hỗ trợ tích cực từ Chính phủ
Những năm gần đây, Việt Nam liên tục ban hành các chính sách ưu đãi cho ngành du lịch – nghỉ dưỡng, như:
-
Nới lỏng chính sách visa
-
Hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch (cao tốc, sân bay, cảng biển)
-
Quy hoạch các khu du lịch quốc gia, vùng động lực phát triển mới
-
Mục tiêu phát triển du lịch xanh – bền vững
Chính sách cởi mở không chỉ thúc đẩy dòng khách mà còn tạo môi trường đầu tư thuận lợi, gia tăng sức hấp dẫn của thị trường khách sạn Việt Nam trong mắt nhà đầu tư toàn cầu.
Những tiềm năng chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Nếu các yếu tố trên tạo đà tăng trưởng ngắn hạn, thì tầm nhìn dài hạn của nhà đầu tư vào thị trường khách sạn Việt Nam phụ thuộc vào các tiềm năng chiến lược sau đây:
Vị trí địa lý trung tâm Đông Nam Á
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km và tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia – nằm ngay cửa ngõ khu vực ASEAN. Với hơn 30 sân bay dân dụng, các tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, và hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ, Việt Nam có lợi thế lớn trong việc kết nối khách quốc tế và phân bổ dòng khách đến các vùng sâu hơn.
Trong tương lai, Chính Phủ sẽ tiếp tục triển khai thêm dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, gián tiếp góp phần thúc đẩy phát triển ngành khách sạn Việt Nam trong tương lai.
Nguồn lao động trẻ dồi dào cho thị trường khách sạn Việt Nam
Theo TS Phạm Vũ Hoàng (Phó cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế), Việt Nam đang có lợi thế từ cơ cấu dân số vàng, với gần 70% lao động dưới 40 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu những kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, Các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế từ RMIT, Vatel, Hoa Sen… đang góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ – yếu tố then chốt trong xây dựng thương hiệu điểm đến.
Tiềm năng phát triển bền vững
Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành điểm đến du lịch xanh hàng đầu trên bản đồ du lịch thế giới, nhiều khu vực tại Việt Nam vẫn giữ được nét nguyên sơ, ít bị đô thị hóa như Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Những khu vực này phù hợp để phát triển mô hình du lịch sinh thái, wellness resort, homestay chất lượng cao – xu hướng mà các tập đoàn khách sạn quốc tế đang đặc biệt quan tâm.
Điểm đến hứa hẹn cho các nhà tập đoàn đầu tư nước ngoài
Sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của các tập đoàn khách sạn quốc tế không chỉ là tín hiệu tích cực cho ngành du lịch, mà còn phản ánh tầm vóc ngày càng lớn của thị trường khách sạn Việt Nam trong chiến lược phát triển toàn cầu.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch và nhu cầu dịch chuyển không ngừng gia tăng, thị trường khách sạn Việt Nam chính là điểm đến tiếp theo cho các nhà đầu tư, tập đoàn quốc tế và cả những du khách đang tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, đẳng cấp và khác biệt.
Cảm ơn du khách đã đồng hành hành cùng Lins Vietnam điểm qua những thời cơ vàng của Việt nam trên con đường phát triển đất nước nói chung, và ngành khách sạn Việt nam nói riêng qua bài viết này!
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại:
- Facebook: Lins Vietnam
- Hotline: (+84) 286 276 5458
LINS VIETNAM – Loyalty – Insight – Never stop exploring